dtnttuachua1

KẾ HOẠCH

Thứ hai - 19/10/2020 23:05
Hoạt động Tổ tư vấn tâm lý học đường năm học 2020-2021
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDTNT THPT
HUYỆN TỦA CHÙA
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số:       /KH-DTNTTC Tủa Chùa, ngày  5 tháng 10 năm 2020


                                                        KẾ HOẠCH
                       Hoạt động Tổ tư vấn tâm lý học đường năm học 2020-2021

Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trường phổ thông;
Căn cứ văn bản số 1769/SGDĐT- GDTrH ngày 31/8/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2020-2021;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của trường PTDTNT THPT Tủa Chùa;
Trường PTDTNT THPT Tủa Chùa xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý học đường năm học 2020-2021 cụ thể như sau:
I. Mục đích - yêu cầu                                          
1. Mục đích
Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp(khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lí trong học tập và trong cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.
Hỗ trợ học sinh rèn kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
2. Yêu cầu
Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn;
Các thành viên tổ tư vấn phải nắm bắt được đặc điểm tình hình phát triển kinh tế của địa phương, đặc điểm tâm lí vùng miền.
II. Nội dung
Nội dung tư vấn tâm lý học đường tập trung vào các vấn đề sau:
1. Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT;
2. Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;
3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác;
4. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12;
5. Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường;
6. Thẩm mỹ.
III. Các hình thức tư vấn
1. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa cán bộ tư vấn – cá nhân học sinh.
*Mục tiêu:
Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh
Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể;
Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
*Nội dung:
Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…
Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
Địa điểm: Tư vấn riêng tại phòng tư vấn tâm lí.
Thời gian: các buổi tự học của học sinh, ngoài giờ lên lớp.
2. Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp thông qua Emai, hòm thư nhà trường.
Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ Email (ptdtntthpttc@gmail.com) hoặc hòm thư của nhà trường để được phân công cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email hoặc viết thư riêng cho cá nhân.
Thời gian: Phản hồi sau 1 ngày các yêu cầu tư vấn của học sinh.
3. Hình thức 3: Tương tác đám đông.
* Mục tiêu:
Lắng nghe những khó khăn tâm lý của học sinh.
Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết.
Động viên tinh thần học sinh.
* Nội dung:
Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình,…
Địa điểm: Nhà đa năng  của trường
Thời gian: 1 lần/tháng (do tổ trưởng tổ tư vấn bố trí)
IV. Tổ chức thực hiện
1. Ban giám hiệu
- Ra quyết định thành lập tổ Tư vấn tâm lí học đường;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn tâm lí;
- Phân công nhiệm vụ  thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho các thành viên trong tổ;
- Giải quyết các nội dung vượt thẩm quyền của tổ tư vấn tâm lí;
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp theo định kì
2.Tổ tư vấn tâm lí
- Thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh theo phân công;
- Đề xuất giải pháp, xin ý kiến Ban giám hiệu tư vấn tâm lí với các trường hợp đặc biệt.
3.Giáo viên chủ nhiệm
- Phối hợp tổ Tư vấn tâm lí học sinh để thực hiện công tác tư vấn có hiệu quả tốt nhất;
- Liên hệ với gia đình và các tổ chức xã hội khác có liên quan tới tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, cùng tìm kiếm giải pháp để ổn định tâm lí học sinh.
4. Kế hoạch thực hiện cụ thể(tương tác đám đông)
Thời gian Nội dung Người thực hiện
Tháng 10 Tư vấn tâm lí lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ sinh sản đ/c Hạnh, Ái
Tháng 11 Tư vấn giáo dục kĩ năng sống, ứng xử văn hoá đ/c Lam, Linh
Tháng 12 Tư vấn phòng chống xâm hại, bạo lực học đường đ/c Khua, Ái
Tháng 1 Tư vấn kĩ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ. đ/c Hạnh, Ái
Tháng 2 Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục, phong cách học sinh đ/c Lam, Linh
Tháng 3 Tư vấn kĩ năng, phương pháp học tập hiệu quả đ/c Quỳnh, Lam
Tháng 4 Tư vấn kĩ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ Đ/c Khua, Linh
Tháng 5 Tư vấn nghề nghiệp  học sinh khối 12 đ/c Hạnh, Quỳnh
Tháng 6 Tư vấn nghề nghiệp  học sinh khối 12 đ/c Hạnh, Quỳnh
Lưu ý:
+ Các thành viên tổ tư vấn, thực hiện theo phân công từng tháng, thống nhất nội dung cụ thể tư vấn cho học sinh hiệu quả, có ý nghĩa.
+ Tiếp nhận các thông tin yêu cầu tư vấn qua gmai nhà trường; tổng hợp phân công xử lí : đ/c Phạm Thị Lưu Quỳnh.
+ Tiếp nhận các thông tin yêu cầu tư vấn qua hòm thư nhà trường; tổng hợp phân công xử lí: đ/c Đỗ Thị Mỹ Hạnh.
+ Học sinh có thể viết thư riêng đối với các thành viên tổ tư vấn để yêu cầu tư vấn cá nhân, thực hiện tư vấn cá nhân tại phòng tư vấn tâm lí của nhà trường (cạnh phòng Đoàn thanh niên).
         Trên đây là kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường của trường PTDTNT THPT Tủa Chùa năm học 2020-2021. Đề nghị các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả ./.
 
 Nơi nhận:
- Phòng GDTrH (b/c);
- Thành viên tổ tư vấn (để thực hiện);
- Trang Web trường;
- Lưu: VT.
 
 
                           HIỆU TRƯỞNG


 
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hscv
Cơ sở dữ liệu ngành GDĐT
Mạng tài nguyên giáo dục
Liên kết Website

 

 

 

 

Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay710
  • Tháng hiện tại1,826
  • Tổng lượt truy cập1,568,531
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi